Quốc hội lập đoàn giám sát về quản lý thị trường bất động sản
Phạm vi giám sát sẽ là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết năm nay trên phạm vi cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;
Phó Trưởng Đoàn Thường trực là ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; các Phó Trưởng Đoàn gồm ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Quốc hội lập đoàn giám sát về quản lý thị trường bất động sản.
Mục đích giám sát nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội;
Đồng thời đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Phạm vi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 01/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.
Nội dung giám sát gồm: Việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015 - 2023; trong đó tập trung vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời giám sát tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Trong đó tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Đối với phát triển nhà ở xã hội: Tập trung vào chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội…
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua, ngày 22/6/2023.
Theo Báo Tiền phong.
Bài viết cùng danh mục
-
Chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố
-
SIẾT CHẶT HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
-
Từ 1/1/2025, môi giới bất động sản không được hành nghề tự do
-
ĐẤT VÀNG GROUP CHÍNH THỨC VẬN HÀNH KHAI THÁC CHO THUÊ CĂN HỘ GOLDEN BAY ĐÀ NẴNG
-
CHỈ CÒN 1 NGÀY NỮA LÀ LỄ KÝ KẾT KHAI THÁC KINH DOANH VÀ CHO THUÊ SẼ CHÍNH THỨC DIỄN RA!!!
-
Cần có quy định trong Luật Nhà ở về hoạt động quản trị tòa nhà chung cư
-
38.000 công trình dừng hoạt động vì không đáp ứng quy định về phòng cháy chữa cháy
-
Điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự các chủ đầu tư cố tình vi phạm PCCC
-
TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục chung cư chưa nghiệm thu phòng cháy
-
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều dự án BĐS cao tầng sẽ được kiểm tra chất lượng, an toàn thi công